Bếp tâm hồn không lụi tắt ánh hồng

  • 22/02/2023 10:01:22

Tôi may mắn được thân thiết với vợ chồng nhà văn Hoàng Quốc Hải - Nguyễn Thị Hồng đã hàng chục năm. Tôi đã đọc nhiều thơ Nguyễn Thị Hồng, được biên tập và in trên Văn nghệ quân đội mà khi chạm vào 'Tự khúc' trong tuyển thơ của nữ sĩ bỗng bắt gặp những điều vừa lớn lao vừa mới mẻ.

 

Bếp tâm hồn không lụi tắt ánh hồng

Vợ chồng nhà văn Hoàng Quốc Hải và nhà thơ Nguyễn Thị Hồng.

Tôi may mắn được thân thiết với vợ chồng nhà văn Hoàng Quốc Hải - Nguyễn Thị Hồng đã hàng chục năm. Tôi đã đọc nhiều thơ Nguyễn Thị Hồng, được biên tập và in trên Văn nghệ quân đội mà khi chạm vào “Tự khúc” trong tuyển thơ của nữ sĩ bỗng bắt gặp những điều vừa lớn lao vừa mới mẻ...

Nơi mái nhà Tổ quốcÁnh lửa người Mông heo hút đỉnh trờiTôi gặp bao số phận, bao con ngườiNhững con người chân đấtLom khom một dáng lam làmCối xay đá xoay nặng nề chậm chạpNhư cuộc đời chậm chạp đổi thayTôi gặp những tấm lòng trong sạchSự trong sạch tạo ra lửaGiữ cho bếp tâm hồn không lụi tắt ánh hồngDù bến nước cuộc đời khi đục khi trong(Tự khúc)

Tôi may mắn được thân thiết với vợ chồng nhà văn Hoàng Quốc Hải - Nguyễn Thị Hồng đã hàng chục năm. Tôi đã đọc nhiều thơ Nguyễn Thị Hồng, được biên tập và in trên Văn nghệ quân đội mà khi chạm vào “Tự khúc” trong tuyển thơ của nữ sĩ bỗng bắt gặp những điều vừa lớn lao vừa mới mẻ. Thật bất ngờ người phụ nữ nhỏ nhắn, dịu dàng, luôn khiêm nhường ấy lại có những vần thơ dài rộng lớn lao và rất đỗi lo toan trước thế sự, trước con người: “Tôi cũng đến những nơi sông ra bể/ Bao la bát ngát chân trời/ Mà con người/ Những con người mặn mòi như muối” (Tự khúc).

Chỉ bằng một “Tự khúc” thôi, đã là một Nguyễn Thị Hồng đa thanh sắc, nhuần nhụy mà vâm váp, lo toan bình dị cõi người đấy mà cũng bát ngát mênh mông đấy: “Con chim đã ra ràng/ Con chim rời tổ ấm/ Chim bay đến phương trời cao rộng/ Nơi lũy tre làng chỉ còn là một chấm xa mờ/ Nơi có những dòng sông/ Những bến sông mang tên khác nhau cũng trong đục theo mùa/ Có cả suốt tự nguồn trong veo buổi sớm” (Tự khúc).

Thơ Nguyễn Thị Hồng tinh sương trong trẻo mà cao rộng và minh triết. Trò chuyện với nhà thơ đã mấy chục năm, tôi vẫn không sao hiểu nổi một con người luôn đứng rất riêng gọn bên nhà tiểu thuyết lịch sử đồ sộ Hoàng Quốc Hải lại có thể viết ra những vần thơ mà cánh nam nhi cũng phải thán phục: “Sông vẫn chảy bến theo mùa trong đục/ Suối tự nguồn vẫn dào dạt thanh cao/ Những con người nhỏ nhoi như hạt cát... - Trần trụi với thiên nhiên cây đón gió trời/ Đón làn mưa xuân dìu dịu/ Bay cùng trăng và uống ánh sao rơi” (Tự khúc).

Thơ Nguyễn Thị Hồng nồng nàn, quyết liệt, đắm say đến giông bão lại thật dịu hiền mơ mộng trong tầng tầng lớp lớp hoa xuân. Trong “Tự khúc”, thật nhiều những ngã rẽ, cung bậc cảm xúc thăng - giáng, vùn vụt - khoan hòa, tới tấp - bồng bềnh: “Đâu còn trúc mọc bên đình/ Mà hoa súng vẫn dập dềnh mộng mơ/ Tây Hồ mỗi độ sen qua/ Lại thương giọt lệ khóc hoa âm thầm... - Dường như ở phía chân trời/ Mút không gian ấy cuộc đời ngày xưa/ Và trong dòng chảy vô bờ/ Của thời gian có bến chờ người thân” (Tự khúc).

“Tự khúc” giống như một biên niên thơ về chính tác giả. Những chặng đường đã qua, những ao ước khát vọng, những ngẫm ngợi riêng - chung được tổng hòa bởi một giọng thơ nữ tính nhưng rất quyết liệt. “Tự khúc” là một trong những cột mốc thơ Nguyễn Thị Hồng. Ở đó, tác giả vừa được đắm say hết mình vừa được cho - nhận thỏa thích với cung bậc cảm xúc luân chuyển mà vẫn thống nhất trong một giọng điệu thơ riêng.

Một khu vực đáng chú ý của thơ Nguyễn Thị Hồng chính là trường ca “Hồn khèn” được mở đầu ấn tượng:

Quê ta ở tận cổng trờiBàn tay ta với chạm trờiLời yêu không gửi được nhauLời yêu ta gửi lên trờiChung chiêng rừng núi những lời thiết thaHồn vía của hồn khèn ngay từ dòng đầu tiên đã cất lên tha thiết.

“Hồn khèn” là trường ca về tình yêu nhưng ở trong đó còn vọng ra những thanh âm của đất trời, tiên tổ, thần linh. Biên độ rất mở ấy chính là sức nặng, sự đằm sâu của “Hồn khèn”. Giọng thơ chắc khỏe với nhịp điệu tự do nhưng cũng rất thanh nhã miên man cho thấy sức bút của nữ thi nhân rất cao cường.

Này đây những nắm bắt vừa rộng dài vừa rõ rệt từng tình tiết:

Anh nắm dây cươngNgựa bạch tung bờmAnh đi cùng cây khèn trúcKhèn trúc biết hát lời yêulơ lửngđậu trên mặt trăngAnh đi cùng cây khèn trúcKhèn trúc biết nói lời tìnhThầm thĩLuồn xuống khe sâuAnh đi cùng cây khèn trúcKhèn trúc cùng hơi thở anhchui qua khe cửaluồn vào emvuốt ve da thịt em!

Này đây cách nói lời yêu mộc mạc với những vật chất cụ thể nhưng rất tinh tế, đáng yêu:

Hãy về với anhEm yêu!Ta cùng đi ngả cây rừngdựng ngôi nhàba gian, bảy gian

Lâu nay, các thi nhân nhiều khi dè dặt đưa đồ vật vào trong thơ mà đâu biết hạnh phúc của chúng ta, nhất là trong mỗi gia đình nhỏ luôn phải bao gồm các đồ vật. Bởi vậy, những thứ thiết thân như ngôi nhà ba gian, bảy gian được dựng xây thành nền tảng hạnh phúc mới là bền vững. Hạnh phúc phải là cái gì đó thật cụ thể, thiết thân, sử dụng được chứ không phải những thề bồi không thể kiểm chứng. Hạnh phúc cụ thể như: “Anh đi lấy sáp ong/ về nhuộm váy hoa em/ Anh đốt nhiều ống nứa/ Lấy nhiều tro/ Váy em trắng nhất bản”. Đó mới chính là tình yêu vĩnh cửu từ vẻ đẹp lao động của con người.

Trường ca “Hồn khèn” đã truyền tải được những thông điệp tình yêu cũng chính là một mã văn hóa đẹp của người miền núi, người Việt Nam ta:

Không lấy được em anh ở một mìnhnhư cây cô đơn trên đỉnh núiKhông lấy được em anh ở một nơinhư tảng đá đơn côi xó bảnKhông lấy được em ngày đắngKhông lấy được em đêm caycoi như ông trời đã lấy mình đi rồilúc bằng hạt tấm.

“Hồn khèn” là một trong những trường ca về tình yêu đẹp nhất, thật nhất cũng là đáng trân trọng nhất trong khu vực thơ tình Việt Nam hiện đại.

Cây khèn trúc thì thầm lời hátBao nhiêu cung bậc bấy nhiêu tìnhNỗi giăng mắc và niềm hy vọngcứ chung chiêng khắp núi khắp rừng...

Thơ Nguyễn Thị Hồng sum suê nhiều nhánh nhiều tầng mà khi bước vào trong đó dẫu tác giả đã phân minh rành rẽ từng khu vực mà vẫn khiến người đọc ngẩn ngơ như đứng trước ngã ba, ngã bảy, chỗ nào cũng đẹp, cũng đắm say.

Này đây những hình hài quan họ:

Ngày xuân nghe giọng ngàn xanhHồn dân tộc ấp ủ tình tặng tôiNgười xưa ơi cám ơn ngườiNgười đi còn hát hộ tôi tâm tình(Quan họ người xưa)

Này đây những bâng khuâng trong một lần nghe thơ Pushkin:

Nhưng sao khi nghe bài thơTừng giọt tuyết rơi trong nắngTiếng nhạc tam mã xa xưaVang lên đều đều thăm thẳm...(Nghe thơ Pushkin)

Và những câu thơ như mọc ra từ trái chín tâm hồn tha thiết:

Ta không giữ em làm kỷ vậtNghĩa gì đâu một lá cỏ úa tànTrong tamãi cònday dứtCái màu xanh thắm thiết tươi non(Lá cỏ)

Thơ Nguyễn Thị Hồng ở chặng đầu đã sớm ghi dấu ấn với cách cảm cách nghĩ vừa dung dị lắng sâu vừa tươi mới đến ngỡ ngàng. Những câu thơ tự nhiên như hoa nở chim hót giữa đất trời cao rộng. Các hình ảnh nối nhau trùng điệp khơi gợi đan trong những câu chuyện của người hôm qua, người hôm nay hết sức tự nhiên. Những dòng thơ sau, Nguyễn Thị Hồng viết năm 1983 tại Chư Prông in trên Văn nghệ quân đội đến bây giờ đọc lại vẫn thấy tươi xanh như thuở ban đầu:

Em nguyên sơ như đấtEm nguyên sơ như câyEm nguyên sơ như nắngNhư gió cao nguyên nàyEm tự quên chính mìnhNhững phút thành dũng sĩNhư núi rừng tự quênNhững phút thành chiến lũyLại trở về nguyên sơCái màu xanh bình dị(Bình dị)

Nhà thơ Vũ Quần Phương nhận định về thơ Nguyễn Thị Hồng: “Trong tâm hồn Nguyễn Thị Hồng, ngay từ những bài thơ đầu tiên và vẫn duy trì cho đến nay, là hướng vào lòng mình, lắng nghe mọi cảm nhận của giác quan và lưu giữ chúng tạo nên ấn tượng của nội tâm. Có thể coi thơ chị như một điển hình của thơ hướng nội. Với Nguyễn Thị Hồng, tôi thấy chị sở hữu khá đầy đủ những phẩm chất điển hình của dòng thơ hướng nội. Chị đã đánh dấu tâm hồn mình vào không gian thơ của chị. Dù là thơ về một buổi chiều tà hay về tiếng côn trùng sau mưa thì điều ở lại với tâm trí bạn đọc, rõ nhất, bền nhất, lại là tâm hồn tác giả. Buổi chiều ấy, tiếng côn trùng ấy nhập vào kho ký ức chúng ta là nhập trong từ trường tâm hồn Nguyễn Thị Hồng, theo khuôn khổ cảm và nhận của giác quan, của cảm xúc, của tình cảm nhà thơ Nguyễn Thị Hồng”.

Thơ Nguyễn Thị Hồng như bếp tâm hồn không lụi tắt ánh hồng. Còn hơn thế, những vần thơ của nữ sĩ đã như mạch nguồn thơm thảo tiếp sức cho mọi người trong cuộc đời dằng dặc với vô vàn thách thức phải vượt qua. Ngọn lửa ấy, mạch nguồn ấy chính là những thanh âm nồng nàn hữu ích không chỉ với người thân thiết, bạn đọc yêu thơ mà là với tất thảy cuộc sống này.

Ngày 31/1, tại Hà Nội, nhà thơ Nguyễn Thị Hồng ra mắt tập “Thơ tuyển”. Tại buổi ra mắt tập sách đặc biệt này, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam cho rằng, biểu tượng và vẻ đẹp của ánh trăng bao trùm cả tập thơ. Cho dù có những bài thơ không nói cụ thể ánh trăng nhưng khi đọc vẫn thấy trăng ngời ngợi. Những ánh trăng đó vẫn theo suốt con đường.

“Tôi lần tìm bài thơ đầu tiên mà chị viết in trong tập thơ này, đó là bài thơ “Rừng chiều”, tôi đã đọc rất kỹ bài thơ và tôi đã gặp bản tuyên ngôn về thi ca cũng như bản tuyên ngôn về mỹ học của cái đẹp trong bài thơ ở hai câu “Mây bay về núi xa/ Trăng bay về lòng ta”, những câu thơ thật giản dị nhưng đã chồng chất các tầng lớp. Tôi nghĩ rằng “mây bay về núi xa” là ý chỉ thời gian trôi đi còn “trăng bay về lòng ta” là cái còn lại vĩnh hằng của vẻ đẹp, thơ ca”.

Nguồn baomoi.com

Tin Cùng Mục

Tin Mới Nhất

Bếp tâm hồn không lụi tắt ánh hồng - Đời Sống

  • Tin Mới Nhất
  • Đọc Nhiều