Vết nứt ở khóe miệng
Nếu nước bọt đọng lại ở khóe miệng, chúng sẽ làm khô da và dẫn tới các vết nứt. Nguyên nhân có thể là do bạn liếm môi và độ ẩm ở khóe môi tạo thành môi trường lý tưởng cho nhiễm trùng, gây ra nứt nẻ. Triệu chứng này nếu xảy ra thường xuyên thì bạn nên đi khám bác sĩ để được chữa trị sớm.
Môi khô và nứt nẻ
Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến môi khô và nứt nẻ. Chẳng hạn như do căng thẳng, thay đổi khí hậu hoặc bị dị ứng. Nếu môi khô, nứt nẻ là do thiếu ẩm thì bạn có thể uống nhiều nước hoặc bôi kem dưỡng da. Nếu là do dị ứng và có kèm theo triệu chứng mẩn ngứa khó chịu thì bạn nên đi khám bác sĩ ngay.
Mụn trên môi
Mụn ít khi xuất hiện trên môi, nếu có nó có thể gây đau hoặc khó chịu. Hầu hết chúng vô hại và có thể biến mất mà không cần điều trị. Tuy nhiên, mụn môi có thể là do một chấn thương nào đó như sau khi bạn tiêm axit hyaluronic. Một nguyên nhân khác là do phản ứng với thực phẩm.
Bên cạnh đó, mụn ở môi có thể do nhiễm virus như herpes. Trường hợp này cần được điều trị y tế.
Vòng đỏ quanh môi
Nếu bạn thấy xuất hiện vòng đỏ quanh môi thì đó có thể là do bệnh viêm da môi. Việc bạn thường xuyên liếm môi làm khô dầu tự nhiên ở vùng da quanh môi và khiến chúng đỏ, ngứa. Bạn nên sử dụng kem dưỡng ẩm để cải thiện tình trạng này đồng thời từ bỏ thói quen liếm môi nếu có.
Nếp nhăn ở môi trên
Những nếp nhăn xuất hiện ở môi trên có thể là do thể chất và cảm xúc của bạn. Hãy chú ý đến những thói quen xấu của bạn như dùng ống hút để uống nước hoặc hút thuốc quá nhiều vì bị căng thẳng.
Màu sắc môi thay đổi
Đôi môi xanh xao có thể là do sự lưu thông oxy trong máu kém. Các triệu chứng tương tự có thể xuất hiện ở ngón tay và ngón chân.
Nếu đôi môi trắng hoặc nhợt nhạt có thể là do thiếu máu, cần được chăm sóc y tế. Đó cũng có thể là do bạn có lượng đường trong máu thấp, các vấn đề về tuần hoàn hoặc thiếu vitamin.
Môi sưng
Đây có thể là dấu hiệu của một phản ứng dị ứng. Nếu đôi môi của bạn sưng hơn mỗi khi bạn dùng một loại mỹ phẩm nào đó thì hãy loại bỏ chúng.
Đốm đen trên môi
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến đốm đen trên môi. Để chẩn đoán chính khác thì nên đi khám bác sĩ.
Tình trạng tăng sắc tố khá phổ biến. Nó gây ra các mảng màu nâu không chỉ trên môi mà cả má, mũi, trán. Đó có thể là do cơ thể bạn hấp thụ quá nhiều sắt từ thực phẩm nhưng cũng có thể là dấu hiệu của ung thư vì vậy hãy hẹn gặp bác sĩ để được thăm khám.
xahoi.com.vn